Published On: 28 Tháng tám, 2016Last Updated: 21 Tháng mười hai, 2024Categories: Hướng dẫn gấpTags: , ,

Link download file PDF
Đây là tài liệu gồm các ký hiệu và kỹ thuật gấp cơ bản do các thành viên VOG nghiên cứu, biên soạn, tổng hợp lại theo hệ thống ký hiệu Yoshizawa-Randlett (1) và nhiều tài liệu khác để phục vụ công tác vẽ hướng dẫn gấp giấy và xuất bản sách của các thành viên một cách chuẩn mực.

VOG hoan nghênh và khuyến khích cộng đồng các tác giả Origami tại Việt Nam ủng hộ, sử dụng và giúp hoàn thiện hơn tài liệu này.

Chú giải (1): Hệ thống ký hiệu Yoshizawa–Randlett:

Hệ thống Yoshizawa-Randlett là một hệ thống dùng các ký hiệu quy ước sẵn cho các thao tác gấp giấy trong hướng dẫn Origami. Các ký hiệu được quy ước rõ ràng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất để có thể mô tả được quá trình gấp nên một tác phẩm Origami ở bất cứ cấp độ nào – từ đơn giản, phức tạp cho đến siêu phức tạp. Với Origami cổ điển và hiện đại hệ thống này được công nhận là một chuẩn chung và sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ấn bản sách, báo liên quan đến Origami.

Lịch sử hệ thống ký hiệu Yoshizawa-Randlett:

Khái niệm về việc hướng dẫn lại cách gấp các mẫu Origami lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1797 trong sách “Senbazuru Orikata” (Cách gấp ngàn cánh hạc), tài liệu cổ nhất về Origami còn lưu lại được. Các hướng dẫn gấp trong cuốn sách này không được rõ ràng, hầu như chỉ có hình ảnh các minh hoạ một cách sơ sài mà không có chỉ dẫn cụ thể, dẫn đến sự mơ hồ cho đọc giả về cách tác phẩm được hình thành.

Các cuốn sách sau này bắt đầu có những hướng dẫn cụ thể làm sao để gấp được một mẫu, nhưng được dùng với tổ hợp ký hiệu, minh họa tùy hứng và vẫn rất khó hình dung. Hầu hết các ký hiệu đó đều không thể dùng để mô tả hướng dẫn cho tất cả các tác phẩm khác được, do đó không có hệ thống nào được chấp nhất và dử dụng rộng rãi.

Tới thập niên 1950-60, Akira Yoshizawa đã đề xuất một hệ thống ký hiệu dành cho các hướng dẫn Origami trong cuốn sách đầu tiên của ông: Atarashi Origami Geijutsu (Nghệ thuật xếp giấy mới) vào năm 1954. Ông dùng các đường chấm-gạch, đứt đoạn kèm theo các ký hiệu mũi tên để mô tả mỗi thao tác gấp, cùng với đó là một số ký hiệu đặc biệt khác như “lật mặt sau” hoặc “thổi phồng”. Hệ thống này gây ấn tượng và sự chú ý đối với Samuel Randlett, người đã bổ sung thêm các ký hiệu “xoay” và “phóng to”, sau đó bộ ký hiệu tổng hợp được chấp nhận như một tiêu chuẩn cho các sách xuất bản về Origami sau này.

Hệ thống ký hiệu tổng hợp Yoshizawa–Randlett lần đầu tiêu được đề cập đến trong cuốn sách Art of Origami của Samuel Randlett vào năm 1961. Từ đó hệ thống này đã được cộng đồng Origami thế giới đón nhận như một chuẩn mặc định và sử dụng chung cho đến ngày nay.

Hình Cơ bản Truyền thống