Published On: 23 Tháng hai, 2018Last Updated: 21 Tháng mười hai, 2024Categories: Bài viết chuyên đềTags: , ,

Xếp ướt là kỹ thuật mà Akira Yoshizawa thử nghiệm và phát triển, góp phần thổi hồn vào tác phẩm xếp giấy của ông. Đây là đóng góp quan trọng của ông cho origami hiện đại.

Trong giấy có chất kết dính hòa tan được trong H2O – đóng vai trò kết dính sớ giấy (khi sản xuất / làm giấy) khi giấy khô lại. Tùy loại giấy mà chất kết dính và “lượng” chất kết dính khác nhau (methyl cellulose là 1 loại). “Lượng” chất kết dính này càng nhiều thì loại giấy đó càng thích hợp với xếp ướt. Khi giấy thấm H2O, chất kết dính này sẽ “tan” ra, các sớ giấy co dãn, làm giấy mềm và dễ uốn nặn. Khi khô thì chất kết dính sẽ giữ dạng các sớ giấy theo hình dạng mới – vì vậy khi khô, mẫu xếp ướt sẽ giữ dạng rất tốt. Hẳn nhiên, giấy thì chịu ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm… nên giữ dạng cố định bao lâu còn tuỳ thuộc nó được bảo quản trong 1 môi trường như thế nào.

Phần lớn nói đến xếp ướt là nói đến giấy dày và “chịu H20” (giấy vẽ màu nước là 1 ví dụ) – làm cho giấy ẩm bằng bình xịt hay chùi nhẹ bằng khăn thấm H20 – cả 2 mặt tờ giấy. Vì hầu hết các loại giấy có sớ giấy 1 chiều, nên khi làm ẩm giấy, 2 chiều sẽ co dãn khác nhau (1 hình vuông giấy khô – khi làm ẩm – phần lớn sẽ có 1 chiều dài hơn chiều kia) – vì vậy người ta thường cắt giấy vuông sau khi làm ẩm giấy.

Bồi 2 hay nhiều lớp giấy mỏng và dai như giấy làm bằng tay hay giấy dó… lại với nhau bằng hồ cũng thích hợp để xếp ướt.

Cái khó của xếp ướt là làm sao vừa đủ ẩm để xếp có cảm giác mềm gần như 1 miếng da hay vải. Ướt nhiều sẽ dễ rách, không đủ ướt sẽ dễ gãy. Cái này đòi hỏi người xếp phải thực hành rồi tự lượng. Ưu điểm của xếp ướt là bạn có thể uốn, nặn giấy gần với điêu khắc. Dĩ nhiên khi xếp giấy sẽ khô dần, đôi khi cần làm ẩm lại các phần giấy còn lại để tiếp tục. Khi xếp xong chờ khô có thể dùng kẹp hay băng keo (loại dính tạm thời), dây thun, vải… để giữ hình cố định. Khi dùng kẹp hay dây thun, dây kẽm… nên chú ý, có thể chêm thêm giấy, vài, bông gòn… tránh để lại nếp hằn trên mẫu khi gỡ kẹp ra. Cũng có thể dùng máy sấy tóc (hay quạt máy) làm mẫu khô nhanh hơn, tuy nhiên khi dùng máy sấy phải cẩn thận vì mẫu có thể không khô đều, có chỗ bị cong vênh.

Dụng cụ gấp ướt

Minh họa (với bình xịt) – một số tay xếp thì xài khăn thấm nước

Tùy mẫu, có thể xếp từng phần chờ khô rồi làm ẩm xếp tiếp phần khác (hoặc khi xong muốn chỉnh sửa có thể chỉ làm ẩm phần muốn sửa) – vì vậy xếp ướt có thể mất nhiều thì giờ.

Có người dùng thêm methyl cellulose hay keo pha loãng… nhưng nếu dùng giấy thích hợp như giấy vẽ màu nước… chẳng hạn thì bạn không cần gì khác ngoài H2O.

Các mẫu phức tạp thì thường chỉ làm “ướt” 1 số chi tiết chỉnh hình khi đã xếp khô xong (như các mẫu côn trùng thường xếp = giấy mỏng, không xếp ướt từ đầu được)

Cũng có thể xếp khô, xong xịt qua 1 lớp H2O và dùng dây thun, vải, kẹp… giữ dạng, chờ khô, mẫu cũng sẽ giữ dạng lâu hơn.

Mẫu gấu tuyết đang trong quá trình gấp ướt

Dùng kẹp và băng keo để giữ mẫu gấu tuyết chờ khô

Gấu Tuyết - Sáng tác & Gấp: Đinh Trường Giang

Gấu Tuyết – dtg

Video : Akira Yoshizawa xếp thiên nga – không chiếu đoạn làm ẩm giấy ban đầu – ở đây có lẽ ông dùng khăn chùi qua 2 mặt tờ giấy. Chú ý các nếp gấp, cùng 1 nếp nhưng chỗ mềm, chỗ vuốt mạnh… Cũng nên chú ý là phần lớn mẫu được xếp trên không, không dùng mặt bàn.

http://www.youtube.com/watch?v=58GdBN4NWz8

Ori – X (X không phải là giấy)
Cuộc đời tổ sư Akira Yoshizawa

Leave A Comment